Nội dung chính
Thứ Hai, 08/07/2019 15:06 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Mệnh Thủy hợp màu sơn gì? Đây hẳn là câu hỏi khiến rất nhiều người trăn trở nếu có ý định xây, sửa lại ngôi nhà của mình. Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn có thể tìm được câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Vậy nếu bạn thuộc mệnh Thủy thì bạn có biết mệnh Thủy hợp màu sơn gì hay không? Nếu còn chưa rõ, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
![]() |
Màu sơn mang lại tác dụng phong thủy cho ngôi nhà |
1. Mệnh Thủy sinh năm nào?
Muốn biết người mệnh Thủy sinh năm nào và mình có phải mệnh Thủy không, ta có thể tra cứu dựa vào bảng sau:
Năm sinh | Tuổi | Ngũ hành nạp âm |
1936, 1996 | Bính Tý | Giản Hạ Thủy |
1937, 1997 | Đinh Sửu | Giản Hạ Thủy |
1944, 2004 | Giáp Thân | Tuyền Trung Thủy |
1945, 2005 | Ất Dậu | Tuyền Trung Thủy |
1952, 2012 | Nhâm Thìn | Trường Lưu Thủy |
1953, 2013 | Quý Tị | Trường Lưu Thủy |
1966, 2026 | Bính Ngọ | Thiên Hà Thủy |
1967, 2027 | Đinh Mùi | Thiên Hà Thủy |
1974, 2034 | Giáp Dần | Đại Khê Thủy |
1975, 2035 | Ất Mão | Đại Khê Thủy |
1982, 2042 | Nhâm Tuất | Đại Hải Thủy |
1983, 2043 | Quý Hợi | Đại Hải Thủy |
2. Nguyên lý hoạt động của hành Thủy
Theo Thuyết Ngũ hành đã có từ thời xa xưa, Thủy là 1 trong 5 yếu tố quan trọng nhất hình thành nên thế giới, bao gồm: Kim (kim loại), Mộc (cây cối), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất). 5 yếu tố này luôn song hành và tác động qua lại với nhau, trong sinh có khắc, trong khắc có sinh.
![]() |
Quy luật tương sinh tương khắc của Ngũ hành |
Nguyên lý hoạt động cơ bản của hành Thủy là:
– Thủy tương hợp với chính Thủy, tương sinh với Kim, vì kim loại nóng chảy tạo thành chất lỏng (Kim sinh Thủy) và Thủy tương sinh với Mộc vì nước là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu giúp cây cối phát triển (Thủy sinh Mộc).
– Thủy tương khắc với Hỏa, vì nước sẽ dập tắt lửa (Thủy khắc Hỏa) và Thủy tương khắc với Thổ, vì đất hút cạn nước (Thổ khắc Thủy).
3. Mệnh Thủy hợp màu sơn gì?
Ta đã biết, mỗi hành đều có một màu sắc đại diện riêng, trong đó:
– Mộc: Màu xanh lá cây nhạt hoặc đậm.
– Hỏa: Màu đỏ hay màu huyết dụ.
– Thổ: Màu vàng, da cam gạch nhạt hay đậm, màu nâu hoặc màu vàng nhũ.
– Kim: Màu trắng, màu bạc hay xám nhạt.
– Thủy: Màu đen, tím thẫm hay xanh da trời nhạt hoặc đậm.
Ta có thể biết mệnh Thủy hợp màu sơn gì nhất dựa vào quan hệ tương sinh tương khắc đã nêu ở trên và những màu sắc đại diện cho mỗi hành.
![]() |
Bảng màu sơn tương sinh và tương hợp với mệnh Thủy |
Khi sơn nhà, gia chủ có thể chọn màu xanh dương hoặc trắng là tông màu chủ đạo, tuy nhiên, bạn không nên chỉ sử dụng duy nhất một màu như vậy, gây ra cảm giác đơn điệu hoặc nặng nề.
Bên cạnh tông màu chính, bạn có thể sử dụng song song những gam màu khác khiến cho ngôi nhà thêm sinh động, bắt mắt, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho người trong nhà.
![]() |
Mệnh Thủy hợp màu xanh, trắng, xám, lá cây |
Tránh sử dụng gam màu đỏ, hồng, tím (thuộc hành Hỏa) hoặc nâu, vàng đất (thuộc hành Thổ) vì đây là những màu tương khắc với bản mệnh.
![]() |
Không nên trang trí nhà sử dụng nhiều gam màu nóng |
Bạn có thể sử dụng những gam màu ấm hơn, ví dụ như màu hồng nhạt hoặc vàng nhạt với số lượng hạn chế, khiến ngôi nhà của bạn trở nên ấm áp mà không gây ảnh hưởng đến phong thủy.
Một số gợi ý sơn nhà cho bạn:
![]() |
![]() |
![]() |
4. Vì sao nên chọn màu sơn hợp mệnh?
Nếu chọn được đúng màu sơn hợp với mệnh mình, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, thư giãn mỗi khi về đến nhà, giải tỏa được cảm giác căng thẳng, mang lại tác dụng rất đáng kể trong vấn đề sức khỏe.
Ngoài ra, màu sắc của ngôi nhà sẽ giúp bạn tăng cường vận thế, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Mệnh Thủy chọn những màu sơn đã nêu ở trên sẽ giúp bạn gặp được nhiều chuyện như ý muốn, giảm bớt rắc rối, lo toan không cần thiết.
![]() |
Màu sơn hợp mệnh có tác dụng tăng cường vận thế |
Ngược lại, nếu lựa chọn những màu sơn không phù hợp với mệnh, có thể tâm tính của bạn sẽ trở nên nóng nảy, căng thẳng, không tìm được cảm giác thư giãn. Màu sơn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sự nghiệp, khiến cho bạn gặp phải nhiều xui xẻo, rắc rối.
Phong thủy của một ngôi nhà tốt hay xấu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, ví dụ như vị trí sắp xếp các phòng ở, cách lựa chọn và bài trí nội thất…
Quỳnh Hương (Tổng hợp)
Xem các bài viết khác: